How are the developments in GST shaping the automobile sector?

Doanh nghiệp cần “xanh hóa” để tiếp cận tín dụng xanh

Chủ đề liên quan

Các chiến lược giảm carbon đổi mới gắn liền với lộ trình chuyển đổi của khách hàng đang trở thành yếu tố quan trọng để thành công.


Tóm lược

  • Các tổ chức tài chính có thể tận dụng khung bốn bước để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng không (net-zero).
  • Giai đoạn triển khai dự kiến ​​sẽ trở thành thách thức khó khăn nhất, đòi hỏi các lựa chọn chủ quan và sự đánh đổi.
  • Thay vì lựa chọn giữa “rút lui hoặc tham gia”, các doanh nghiệp cần cách tiếp cận đổi mới – bao gồm hiểu biết sâu sắc về lộ trình chuyển đổi của các ngành then chốt.

Hội nghị COP26 đã chứng kiến ​​một bước thay đổi trong sự tham gia của ngành tài chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Hơn 450 tổ chức tài chính, hợp tác với nhau như một phần của Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu đưa mức phát thải ròng về không (GFANZ), đã cam kết điều chỉnh hơn 130 nghìn tỷ USD cân đối với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.

Trong thời gian chuẩn bị cho COP26, đội ngũ chuyên gia của EY đã đề ra một cách tiếp cận có cấu trúc mà các tổ chức tài chính có thể sử dụng để đạt mục tiêu net-zero. Giải pháp này cung cấp cho các doanh nghiệp bốn bước thực tế để đo lường và giảm lượng phát thải được tài trợ, làm việc với khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Các bước này có thể được lặp đi lặp lại theo thời gian khi khi các doanh nghiệp tái đánh giá mục tiêu của mình dựa trên tiến trình đã đạt được và đáp ứng các thay đổi liên tục về công nghệ và chiến lược. Các bước này bao gồm:

  1. Lập bản đồ: hiểu và đo lường lượng phát thải được tài trợ hiện tại
  2. Thiết lập mục tiêu: xây dựng các tham vọng trên cơ sở khoa học trong toàn tổ chức
  3. Thực hiện: thiết kế và áp dụng một chiến lược chi tiết
  4. Truyền thông: báo cáo về quy trình và kết quả cho các bên liên quan

Hơn nửa năm kể từ Glasgow và hơn nửa chặng đường hướng tới COP27, nhu cầu giảm phát thải carbon của các dịch vụ tài chính trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khi thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng không, các tổ chức thường thấy việc biến lý thuyết thành thực tế khó hơn họ mong đợi.

Từng bước của bốn bước trong phương pháp giảm khí thải carbon của EY đều đặt ra những thách thức lớn đối với các công ty tài chính. Cho đến nay, đã có sự tập trung đáng kể vào việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật xung quanh việc xác lập cơ sở, đặt mục tiêu và lập báo cáo. Liên minh về Kế toán Carbon cho Tài chính (Partnership for Carbon Accounting Financials - PCAF), một liên minh nhằm thiết lập các tiêu chuẩn chung để đo lượng khí thải được tài trợ dựa trên kế toán carbon, là một ví dụ điển hình. Các hoạt động này dựa trên sự truy cập dữ liệu phù hợp, phương pháp thích hợp và các kỹ năng đúng – tất cả đều đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chậm hơn so với nhu cầu thị trường.

Đáp lại, các công ty tài chính, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cung cấp dữ liệu và cơ quan công quyền đang đầu tư thời gian và ngân sách vào một loạt các sáng kiến, bao gồm việc xây dựng các tiêu chuẩn kế toán carbon toàn cầu; giải quyết các thách thức như liệu có nên bao gồm Scope 3 hay không và bằng cách nào; tăng mức độ chi tiết của các kịch bản net-zero có thể được sử dụng để đặt ra mục tiêu; và tăng cường các phương pháp kiểm định như việc đưa ra mục tiêu dựa trên khoa học. Ngoài việc yêu cầu các thành viên GFANZ phải công bố kế hoạch chuyển đổi trong vòng một năm kể từ khi công bố tư cách thành viên, một số cơ quan quản lý hiện đang xem xét có nên yêu cầu bắt buộc công bố kế hoạch đó hay không.

Tuy nhiên, giai đoạn triển khai lúc – giai đoạn mà các hành động của ngành có tác động lớn nhất đến thực tại - chính là bước thách thức nhất. Việc thực hiện đòi hỏi những lựa chọn khó khăn về cách các doanh nghiệp khuyến khích khách hàng và các công ty mà họ đầu tư giảm khí thải carbon trong các hoạt động hiện có, mở rộng các giải pháp khí hậu trong cả công nghệ và hoạt động mới, đồng thời đảm bảo rằng các nhà điều hành trong toàn tổ chức được trang bị đầy đủ kiến thức để đưa ra các quyết định sáng suốt.

Tất cả đều không dễ dàng. Để xây dựng một chiến lược về khí hậu đáng tin cậy và có căn cứ, các công ty tài chính cần có khả năng hình thành quan điểm về:

  • Tình trạng chuyển đổi hiện tại và tương lai của khách hàng, công ty được đầu tư và tài sản. Để cung cấp thông tin cho quyết định cấp vốn và quản trị rủi ro, các công ty cần có khung đánh giá có cấu trúc giúp họ quyết định liệu đây có phải là một doanh nghiệp xanh, hay đang chuyển đổi, hay từ chối chuyển đổi, hay là một tài sản tiềm tàng khả năng bị mắc kẹt.
  • Sự đánh đổi giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội trong ngắn hạn và dài hạn - được minh họa bằng nhận thức ngày càng tăng về nhu cầu “sự chuyển đổi công bằng”.
  • Những hiệu ứng dây chuyền của các quyết định giảm thải carbon đến mối quan hệ với khách hàng, hiệu suất kinh doanh, chiến lược tăng trưởng và danh tiếng thương hiệu.

Một số bên liên quan bên ngoài bao gồm các nhà đầu tư và các tổ chức phi chính phủ cũng đang áp dụng sự giám sát đối với quy trình ra quyết định của các tổ chức tài chính. Ví dụ, một báo cáo gần đây[1] kêu gọi các công ty công nghệ hàng đầu giảm lượng khí thải mà họ gián tiếp tài trợ thông qua tiền gửi ngân hàng.

Tại Hoa Kỳ, Texas, West Virginia và Idaho là một số trong các tiểu bang đang tìm cách tẩy chay các công ty tài chính thoái vốn khỏi năng lượng hóa thạch[2], trong khi các nhà lập pháp California lại muốn làm điều ngược lại. Sự phổ biến lâu dài của than đá trong một số danh mục đầu tư phổ biến của APAC cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của các mục tiêu net-zero quá tham vọng.

Tóm lược

Thực tế của quá trình giảm phát thải carbon ngày càng trở nên phức tạp và có tính chủ quan đối với các tổ chức tài chính. Các công ty phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn khi họ tìm cách vượt qua giai đoạn đặt ra mục tiêu và tiến tới khâu triển khai thực hiện.

Các công ty được kỳ vọng sẽ đón đầu và theo kịp những ý tưởng mới nhất về tài chính bền vững. Điều đó bao gồm việc sẵn sàng cho sự giám sát chặt chẽ từ bên ngoài; tối đa hóa tính linh hoạt và hợp tác; và áp dụng các cách tiếp cận sáng tạo và hiệu quả hơn cho chiến lược giảm phát thải carbon của họ.

Điều quan trọng nhất là các tổ chức tài chính có thể cân nhắc xây dựng các chiến lược giảm phát thải carbon thực tế của riêng họ dựa trên sự hiểu biết sâu rộng và đa dạng về lộ trình chuyển đổi liên tục phát triển của khách hàng. Đây là một chủ đề chúng tôi sẽ trở lại trong những tháng trước COP 27.

Về bài viết này